Cải thiện và giữ gìn sức khỏe luôn là ưu tiên hàng đầu của con người hiện đại. Trong đó, thực hiện một lối sống khoa học là con đường bền vững nhất để bạn cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Để giúp bạn có cái nhìn rõ ràng hơn về cách sống khoa học, hãy cùng chúng tôi điểm qua 5 thói quen “vàng” để vui khỏe mỗi ngày qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Xây dựng chế độ ăn khoa học: Ăn đủ chất, nêm đủ lượng
Rõ ràng, thói quen “vàng” đầu tiên để thay đổi cách sống khoa học là xây dựng chế độ ăn uống khoa học đủ chất, đủ lượng.
Lợi ích của việc ăn uống khoa học
Nếu bạn tuân thủ cách sống khoa học, bao gồm ăn những thực phẩm lành mạnh, hạn chế chất kích thích kết hợp với chế độ luyện tập mỗi ngày sẽ giúp cơ thể săn chắc và khỏe mạnh từ bên trong lẫn bên ngoài. Chế độ ăn uống khoa học còn bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong trái cây tươi và rau xanh lá,… có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và phòng chống táo bón hiệu quả.
Bên cạnh đó, nếu cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng như tinh bột đường, chất đạm, chất béo tốt, vitamin và khoáng chất từ thực phẩm sạch, tươi ngon và đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể luôn khỏe mạnh và có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
Áp dụng cách sống khoa học vào thực đơn ăn uống hằng ngày sẽ mang lại cho bạn nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.
Cách xây dựng chế độ ăn tốt cho sức khỏe
Để cơ thể luôn khỏe mạnh, khi xây dựng chế độ ăn uống, bạn cần tuân thủ theo các nguyên tắc như sau:
- Ăn đầy đủ nhóm chất phù hợp nhu cầu cơ thể
Trong mỗi bữa ăn, bạn cần cung cấp cho cơ thể các loại thực phẩm đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Trong đó, nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu là tinh bột đường có trong gạo, các loại đậu, khoai,… Tiếp theo là chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc. Theo sau nhóm chất cần thiết là chất béo tốt từ dầu thực vật. Cuối cùng là nhóm vitamin và khoáng chất có trong trái cây và rau xanh.
- Tăng cường lượng rau, củ, quả trong thực đơn
Bổ sung nhiều rau củ quả, trái cây tươi trong thực đơn ăn uống hằng ngày là cách đơn giản nhất để cơ thể tăng cường dưỡng chất có lợi như vitamin, khoáng chất và chất xơ. Đặc biệt, các loại rau lá xanh và củ quả màu vàng chứa nhiều chất beta-caroten, có tác dụng phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả.
- Hạn chế ăn mặn, giảm tiêu thụ muối
Trung bình mỗi ngày, cơ thể người bình thường chỉ cần 6 – 8g muối. Nếu sử dụng quá nhiều muối trong bữa ăn hằng ngày sẽ gây áp lực lên động mạch và dễ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu cơ thể dư muối sẽ ảnh hưởng đến thận, giảm đề kháng và thậm chí là chậm phát triển so với bạn bè cùng trang lứa.
Do đó, thực hiện cách sống khoa học, chúng ta cần hạn chế dung nạp quá nhiều muối vào cơ thể, nhất là thói quen nêm nếm gia vị khi nấu ăn hoặc chấm trên bàn ăn. Bên cạnh đó, bạn cần ưu tiên lựa chọn những sản phẩm có nồng độ mặn thấp như sử dụng nước mắm giảm mặn thay nước mắm truyền thống để giảm lượng muối vào cơ thể.
Ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nồng độ mặn thấp để bảo vệ sức khỏe.
Chú trọng giấc ngủ: Cách sống khoa học “nạp đầy” năng lượng cho cơ thể
Nguyên tắc vàng tiếp theo để xây dựng lối sống khoa học là chú trọng giấc ngủ.
Vai trò của giấc ngủ với sức khỏe
Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc ngủ sớm và ngủ đủ giấc không chỉ giúp cơ thể khôi phục năng lượng đã mất trong một ngày dài, mà còn giúp tăng sự tập trung, cải thiện trí nhớ và duy trì tinh thần thoải mái. Từ đó tạo nên năng lượng tích cực giúp cải thiện sức khỏe, giảm nguy cơ bệnh tật.
Ngược lại, nếu cơ thể không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến mất tập trung, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ và suy nhược. Thậm chí khi bạn mất ngủ thời gian dài sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư đại tràng, ung thư vú, các bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường…
Gợi ý cách giúp có giấc ngủ khoa học
Để có một giấc ngủ tốt cho sức khỏe, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là ngủ thật ngon, sâu giấc và đủ 8 tiếng mỗi ngày. Bạn nên lập thời gian biểu trong ngày và thời gian dành cho việc nghỉ ngơi để tạo cho cơ thể ghi nhớ thói quen đi ngủ và thức dậy vào thời gian cố định mỗi ngày.
Trước khi ngủ, bạn nên tắt bớt các thiết bị điện tử để hạn chế chìm đắm vào mạng xã hội quá nhiều. Thay vào đó, hãy dành thời gian đọc sách, làm những việc cá nhân để đôi mắt và cơ thể cảm thấy mệt mỏi sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn.
Kiểm soát căng thẳng, giảm stress: Sống khoa học với thái độ tích cực
Có thể bạn chưa biết nhưng căng thẳng do stress cũng là một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn. Chính vì vậy mà chúng ta cần biết cách kiểm soát căng thẳng, giảm stress để sống khoa học hơn.
Stress là tình trạng cơ thể lẫn trí óc bị căng thẳng, áp lực từ công việc và cuộc sống, dễ có suy nghĩ tiêu cực và là nguyên nhân dẫn tới những vấn đề sức khỏe như mất ngủ, đau đầu, buồn phiền, cáu gắt, giảm trí nhớ, trầm cảm, rối loạn tâm lý, lười vận động, rối loạn tiêu hóa, rối loạn kinh nguyệt, nổi mụn…
Với những tình trạng stress nặng hơn, cơ thể bạn sẽ dễ mắc các căn bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như làm tăng nguy cơ bị bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường, các vấn đề về tim mạch như nhồi máu cơ tim, loạn nhịp tim, bệnh tiểu đường, thậm chí là đột quỵ.
Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe tinh thần và hạn chế rủi ro mắc những căn bệnh không mong muốn, bạn cần thay đổi lối sống lành mạnh ngay từ thời điểm này. Cách chăm sóc sức khỏe có thể đến từ những hành động nhỏ nhặt nhất như tập hít thở sâu, massage, cười nhiều hơn, tập thiền,… để cơ thể duy trì tâm trạng thoải mái, làm giảm căng thẳng và ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.
Kiểm soát tâm trạng, duy trì tinh thần thoải mái giúp cơ thể giảm căng thẳng và ngăn chặn những suy nghĩ tiêu cực.
Tích cực hoạt động thể chất, luyện tập thể dục mỗi ngày: Cách sống khoa học cho cơ thể khỏe mạnh
Thói quen “vàng” để xây dựng cách sống khoa học cho cơ thể khỏe mạnh tiếp theo là tích cực hoạt động thể chất và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc duy trì thói quen tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, duy trì vóc dáng cân đối, củng cố xương, làm tăng endorphin, hormon năng lượng của cơ thể và mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động tim mạch, lưu thông máu đến các tế bào thần kinh.
Bên cạnh đó, tích cực hoạt động thể chất và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày còn đóng vai trò quan trọng giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, ngủ ngon hơn, góp phần làm giảm căng thẳng và nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, đột quỵ, tim mạch, ung thư,…
Theo đó, để cơ thể luôn khỏe mạnh, bạn có thể rèn luyện sức khỏe bằng nhiều cách khác nhau như chạy bộ, đạp xe, tập gym, tập yoga, Zumba, leo núi hoặc kết hợp chơi các môn thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn,…
Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thói quen sống khoa học mỗi người nên duy trì
Cuối cùng là duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ hợp lý từ 6 tháng đến 1 năm để kịp thời phát hiện, chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.
Việc thăm khám sức khỏe định kỳ tạo điều kiện để bác sĩ nắm được tình trạng sức khỏe của bạn, theo dõi cũng như phát hiện sớm những vấn đề sức khỏe còn tiềm ẩn. Đồng thời, qua những lần khám bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những cách tốt nhất để giữ gìn sức khỏe. Vì vậy, bạn và người thân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần
Thói quen hoạt động thể chất và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp duy trì cơ thể khỏe mạnh.
Thực hiện lối sống khoa học lành mạnh mang lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, cải thiện tình trạng sức khỏe và ứng phó với các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn. Hy vọng, 5 thói quen khoa học để sống khỏe, sống vui mỗi ngày trong bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Ngoài ra, nên cố gắng cung cấp đủ nước cho cơ thể từ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Đồng thời, từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá và uống rượu bia, bởi chất kích thích có thể gây hại cho cơ thể.
>>> Xem thêm: